1, Biến trong Java

Biến là vùng nhớ dùng để lưu trữ các giá trị của chương trình.


Variable-in-Java

Mỗi biến gắn liền với một kiểu dữ liệu và một định danh duy nhất gọi là tên biến.
Tên biến thông thường là một chuỗi các ký tự (Unicode), ký số.
Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái hoặc một dấu gạch dưới hay dấu dollar.
Tên biến không có khoảng trắng ở giữa tên.
Trong java, biến có thể được khai báo ở bất kỳ nơi đâu trong chương trình.
Tên biến không được trùng với các từ khóa trong Java. (Ví dụ từ khóa : abstract, assert, boolean, break, byte, case, catch, char, class, const, continue, default, do, double, else, enum, extends final, finally, float, for,goto, if , implements , import, instanceof, int, interface, long, native, new, package, private, protected, public, return, short , static, strictfp, super, switch, synchronized, this throw, throws, transient, try, void, volatile, while.)
- Ví dụ:
Tên biến đúng: a , _a, A, _b, _B, $d, hoTen, _giaTri, sinhVien1, sinhVien2
Tên biến sai: 5a , hoc sinh, 1gia tri, if, try
- Lưu ý: Trong Java phân biệt chữ hoa chữ thường, vì vậy chúng ta cần lưu ý khi đặt tên cho các biễn, các đối tương dữ liệu cũng như các xử lý trong chương trình.

2, Khai báo biến trong Java.

Cấu trúc câu lệnh khai báo biến trong java như sau: [Kiểu dữ liệu] [tên biến];
Ví dụ:
Mã:
int giaTri;  // Khái báo biến có tên là “giaTri”, kiểu dữ liệu là int – kiểu số nguyên.
String hoTen; //Khai báo biến có tên là “hoTen”, kiểu dữ liệu là String – Là một chuỗi ký tự.
- Ngoài ra còn có thêm từ khóa (public, private, ….) trước dòng khai báo biến (vd: private String hoTen), phần này mình sẽ nói khi chúng ta sang phần hướng đối tượng trong Java.
- Để gán giá trị cho biến ta chỉ việc dùng cú pháp Tên biến = giá trị, hoặc gán ngay trong quá trình khai báo ví dụ:
Mã:
int giaTri;
giaTri = 5;
Hoặc
Mã:
int giaTri = 5;
Để in một chuỗi văn bản hoặc giá trị ra màn hình Console ta dùng lệnh dạng như sau:
Mã:
System.out.print(“Giá trị của biến là: ”+ giaTri1 + giaTri2);
// giaTri1 và giaTri2 là 2 biến đã khai báo và gán giá trị.
3, Giới thiệu các kiểu dữ liệu trong Java

Trong Java có 2 nhóm kiểu dữ liệu, thứ nhất là kiểu dữ liệu nguyên thủy (dữ liệu cơ sở) và thứ 2 là nhóm kiểu dữ liệu mở rộng: (photo)
Untitled2

Ở trong bài này bài này mình sẽ chỉ giới thiệu các kiểu dữ liệu nguyên thủy, còn những kiểu mở rộng sẽ được viết vào bài hướng đối tượng trong Java.

Untitled
a, Kiểu số nguyên: 
kieu so nguyen

kieu so nguyen _ gia tri mac dinh
b, Kiểu số thực:

kieu so thuc
kieu so thuc _ gia tri mac dinh

c, Kiểu dữ liệu ký tự (char)

-Đây là kiểu dữ liệu về kí tự mỗi biến char sẽ có giá trị là một kí tự Unicode.
Ví dụ: ’a’,’b’, ‘d’,’$’,…
-Chú ý, giá trị để gán cho các biến được đặt trong dấu nháy đơn ‘ ’, không phải là nháy kép “ ” nhé.
Vd: char kyTu; // Khai báo biến kyTu kiểu char
kyTu = ‘a’; // Gán giá trị biến kyTu là ký tự ‘a’
- Giá trị khởi tạo mặc định của kiểu char là null

d) Kiểu dữ liệu Boolean

- Đây là kiểu dữ liệu chỉ nhận một trong 2 giá trị true hoặc false (đúng hoặc sai)
- Giá trị khởi tạo mặc định của kiểu boolean là false

4, Hằng

- Hằng là một giá trị bất biến trong chương trình
- Tên hằng được đặt theo qui ước giống như tên biến.
- Hằng số nguyên: trường hợp giá trị hằng ở dạng long ta thêm vào cuối chuỗi số chữ “l” hay “L”. (ví dụ: 1L, 5L, 3L)
- Hằng số thực: truờng hợp giá trị hằng có kiểu float ta thêm tiếp vĩ ngữ “f” hay “F”, còn kiểu số double thì ta thêm tiếp vĩ ngữ “d” hay “D”.
- Hằng Boolean: java có 2 hằng boolean là true, false.
- Hằng ký tự: là một ký tự đơn nằm giữa nằm giữa 2 dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: ‘a’: hằng ký tự a
Một số hằng ký tự đặc biệt (photo)

Untitled3


- Hằng chuỗi: là tập hợp các ký tự được đặt giữa hai dấu nháy kép “ ”. Một hằng chuỗi không có ký tự nào là một hằng chuỗi rỗng.
Ví dụ: “Ban dang tham gia khoa hoc Java mien phi tai Android.Vn”
Lưu ý: Hằng chuỗi không phải là một kiểu dữ liệu cơ sở nhưng vẫn được khai báo và sử dụng trong các chương trình.
Cú pháp khai báo hằng: final + kiểu dữ liệu + tên hằng = giá trị cần gán, ví dụ: 
Mã:
final int NAM_SINH = 1992;
VIDEO HƯỚNG DẪN
Tham khảo video dưới đây của anh Việt bên blog StudyAndShare


Bài tập làm ngay khi đọc xong bài này, bạn thử làm bằng cách bình luận phía dưới, mình sẽ chấm điểm cho từng bài của từng bạn để đánh giá kết quả học bài này của mỗi bạn ;)

i-code-java-300x352-1705306

Bài 1: Trong những tên biến sau, tên biến nào khai báo sai: a , c, _a, 3a, %s, *d, _e, class, _else, super, $super, ^void, $goTo, Public, Return, If, _case, New, $new;
Bài 2: Khai báo 2 biến nguyên (int), gán giá trị bất kỳ cho 2 biến, tính tổng 2 số, gán tổng vào biến t, in giá trị biễn t ra ngoài màn hình.
Bài 3: Khai báo hằng PI = 3.14 kiểu số thực, với biến r là bán kính đường tròn – kiểu số thực, được gán vào trong thân chương trình, hãy viết chương trình tính diện tích và chu vi hình tròn, in kết quả ra màn hình.

Post a Comment Blogger

 
Top